Bạn có thể mua sản phẩm tại đây:

NANO CURCUMIN AN CUNG TRÚC HOÀN TINH DẦU NGẢI

Dạ dày đóng vai trò rất quan trọng đối với hệ tiêu hóa của cơ thể. Hiện nay, ở Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh đau dạ dày ngày càng gia tăng.

Không những người già, trung niên mà thanh niên, trẻ em cũng là những lứa tuổi có thể mắc phải. Hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn về tình trạng, triệu chứng bệnh đau dạ dày để có thể phòng chống cho bản thân mình.

1. Bệnh đau dạ dày là gì?

Bệnh đau dạ dày hay có tên gọi khác là đau bao tử là tình trạng các niêm mạc của dạ dày bị tổn thương, viêm loét, dẫn đến những cơn đau âm ỉ và khó chịu cho người bệnh.

Bệnh đau dạ dày sẽ dẫn đến các triệu chứng như: đau bụng, ợ hơi, khó tiêu, buồn nôn, thậm chí nặng hơn có thể dẫn đến ho ra máu.triệu chứng bệnh đau dạ dày

2. Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh đau dạ dày xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, chủ yếu từ thói quen ăn uống, lối sống, sinh hoạt của mỗi người.

Hầu hết, những bệnh nhân bị bệnh đau dạ dày thường xuất phát từ những nguyên nhân chính sau đây:

Do thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh

  • Thường xuyên thức quá khuya, ngủ dậy muộn, ngủ thiếu thời gian hoặc thừa thời gian.
  • Uống nhiều bia rượu, café, nước soda, đồ uống chứa chất kích thích, có ga.
  • Ăn không đúng thời gian, nhịn ăn sáng hoặc ăn quá khuya. Đặc biệt, những người thường xuyên nhịn đói hoặc là ăn quá no cũng dẫn đến bệnh đau dạ dày.
  • Thực đơn ăn uống không khoa học, ăn quá nhiều đồ rắn, ít ăn rau. Ăn thực phẩm bẩn, không đảm bảo xuất xứ, vệ sinh.

Do stress, tinh thần căng thẳng

Theo nhận định của các nhà khoa học và bác sỹ, những người thường xuyên tiếp xúc với các công việc căng thẳng, áp lực tinh thần về tình cảm, đầu óc căng thẳng thì có khả năng mắc bệnh cao hơn.

Xem thêm: Nano Curcumin!

Stress làm tăng tiết acid dịch vị, là yếu tố tấn công làm tổn hại, viêm loét dạ dày

Do nhiễm các loại vi khuẩn, nấm

  • Do dạ dày nhiễm vi khuẩn HP

Theo các thống kê, có đến 70% người trưởng thành mắc bệnh đau dạ dày do vi khuẩn HP (Helicobacter Pyloti). Vi khuẩn HP đặc biệt phát triển mạnh nếu như tiếp xúc với khói thuốc lá.

Vi khuẩn HP xâm nhập vào cơ thể bệnh nhân thông qua đường miệng. Bởi vậy nên chế độ ăn uống là yếu tố rất quan trọng đối với việc bị bệnh hay khồng.

Vi khuẩn HP xâm nhập vào các lớp niêm mạc dạ dày, tiết ra các chất kích thích tăng tiết dịch làm viêm loét dạ dày.

Vi khuẩn HP vừa xâm nhập vào cơ thể gây ra viêm loét, vừa ức chế khả năng chống viêm, khiến cho tỉnh trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn và khó điều trị dứt điểm.

  • Do nhiễm nẫm
  • Do nhiễm kí sinh trùng

Do lạm dụng thuốc giảm đau, chống viêm (NSAID)

Việc uống những loại thuốc giảm đau, kháng viêm gây tác dụng phụ đối với dạ dày cũng là một trong những nguyên nhân gây bênh.

Thuốc giảm đau NSAID như ibuprofen, diclofenac… được dùng để giảm đau trong các trường hợp như mắc bệnh viêm khớp, bệnh tim mạch…

Tuy nhiên, nếu dùng thường xuyên, các niêm mạc sẽ bị tác dụng phụ gây tổn thương, dẫn đến viêm loét dạ dày và các bệnh liên quan.

Hầu hết các loại thuốc này khiến chất bảo vệ dạ dày là prostagladine bị giảm khiến dạ dày dễ bị viêm loét

Một số nguyên nhân khác

  • Do bệnh nhân đã từng trải qua quá trình xạ trị hoặc xạ trị ngẫu nhiên.
  • Thiếu máu ác tính cũng là một trong những nguyên nhân của- viêm dạ dày
  • Do có chấn thương trong dạ dày vì tai nạn hoặc có phẫu thuật trong dạ dày
  • Hiện tượng trào ngược dịch mật

3. Triệu chứng và biểu hiện

Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà bệnh đau dạ dày có những triệu chứng, biểu hiện khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên, hầu hết sẽ có những biểu hiện sau đây:

Triệu chứng đau thượng vị

Khi bị đau dạ dày, biểu hiện đầu tiên mà các bệnh nhân gặp phải là triệu chứng đau thượng vị. Đây là dấu hiệu cơ bản nhất của bệnh và hay gặp ở các bệnh nhân đau dạ dày.

Người bệnh sẽ cảm thấy đau, khó chịu ở vùng thượng vị hoặc đau ở các vị trí lân cận hay cách xa khu vực mũi ức. Ở mỗi bệnh nhân  cảm giác đau nhức cũng sẽ khác nhau.

Thường thì bệnh nhân sẽ cảm thấy đau ẩm ỉ, tức bụng, nóng rát rất khó chịu…không phải cảm giác đau quàn quại và chỉ xuất hiện cơn đau khi ăn quá no hoặc lúc quá đói.

Thường xuyên ợ chua, ợ hơi

Sự vận động không ngừng của dạ dày bị rối loạn khiến thức ăn khó tiêu dẫn đến lên men và sinh ra ợ hơi. Người bệnh có thể ợ chua, ợ hơi nửa chừng kèm theo hiện tượng đau sau mũi, ức hoặc sau xương ức.

Tình trạng này khiến cho người bệnh cảm thấy rất khó chịu. Đặc biệt khi ăn quá no, tình trạng này sẽ xảy ra thường xuyên.

Buồn nôn và nôn

Bệnh nhân bị đau dạ dày thường xuyên cảm thấy buồn nôn hoặc nôn. Nôn khiến thức ăn trong dạ dày trào ngược và đẩy ra bên ngoài qua miệng.

Tình trạng này dẫn đến việc rách thực quản, rách niêm mạc thực quản khu vực tâm vị khiến chảy máu. Không những thế, nó còn khiến cơ thể bị mất nước, tụt huyết áp.

Nếu gặp tình trạng này, rất có thể bạn đang bị các bệnh về dạ dày như bệnh viêm dạ dày cấp, viêm loét dạ dày hành tá tràng, bệnh ung thư dạ dày, chảy máu dạ dày, hẹp vị môn…

Tiêu hóa kém, kén ăn

Khi bị các bệnh liên quan đến dạ dày, đương nhiên hệ tiêu hóa sẽ bị tổn thương, thức ăn khó hấp thụ vào cơ thể hơn người bình thường.

Do hệ tiêu hóa không ổn định dẫn đến ăn không tiêu, tức bụng, ợ hơi, đem lại cho người bệnh cảm giác khó chịu. Vì vậy, người bị bệnh thường rất kém ăn hoặc cảm thấy ăn không ngon.

Đây là một triệu chứng rất dễ hiểu và dễ nhận biết ở những người bị viêm dạ dày.

Hiện tượng chảy máu tiêu hóa

Đây là một trong những biểu hiện rất nguy hiểm của những người bị đau dạ dày ở mức độ nặng. hiện tượng chảy máu dạ dày tức là máu thoát khỏi thành mạch và chảy vào các ống tiêu hóa.

Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong trong thời gian ngắn, có thể vài giờ hoặc chỉ trong vài phút.

Vì vậy cần lưu ý, nếu bệnh nhân có hiện tượng này cần đưa người bệnh đến bệnh viện ngay lập tức để điều trị. Hiện tượng này chứng tỏ bạn đang bị viêm loét dạ dày, tá tràng, ung thư dạ dày.

4. Một số phương pháp điều trị

Phương pháp Đông y

  • Bài thuốc đông y: Ngũ linh chi, bồ hoàng

Nguyên liệu: Bồ hoàng và ngũ linh chi (mỗi loại 50g)

Cách thực hiện: Tán các nguyên liệu trên thành bột mịn và chia ra là 4 liều, uống theo các bữa

  • Bài thuốc số 2

Nguyên liệu: Bối mẫu: 12g, Thạch bì: 8g, Trần bì: 10g, Trạch tả: 16g, Thược dược, chi tử… và các nguyên liệu khácVị thuốc điều trị bệnh đau dạ dày!

Cách thực hiện: Đem tẩm thược dược, sao vàng lên và cho vào ấm thuốc sau đó cho các nguyên liệu khác trực tiếp vào ấm thuốc.

Cho khoảng 1,5l nước, đem sắc cho đến khi còn khoảng 200 ml thì để nguội, bắc xuống. Chia làm 5 lần uống trong ngày theo thời gian: 7h, 10h, 14h, 17h, 20h.

Phương pháp thuốc dân gian

  • Sử dụng mật ong đun bằng lửa nhỏ khuấy đều cho đến khi mật ong hơi có màu vàng sậm và nổi bọt. Sau đó, cho bột mỳ vào khuấy đều.

Tiếp đến, lại cho thêm 200g bột soda khấy đến khi tan bọt. Bắc nồi ra đựng hỗn hợp vào bình sứ hoặc thủy tinh. Sử dụng ngày 2-3 lần trước khi ăn 20p. Mỗi lần dùng 1 thìa sẽ giúp điều trị được bệnh viêm loét dạ dày mãn tính.

  • Sử dụng 3-4 quả đu đủ tươi rửa sạch ép lấy nước uống ngày 3 lần. Dùng khoảng vài chục quả thì tình trạng bệnh sẽ có biến chuyển tốt.
  • Một bài thuốc nữa từ nước ép khoai tây. Khoai tây đã gọt vỏ đun sôi lấy nước uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 thìa nhỏ.

Sau thời gian từ 2-3 tuần sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng khá tốt.

5. Biện pháp phòng chống  

Điều chỉnh thói quen ăn uống

Để phòng bệnh đau dạ dày một cách hiệu quả, cần thực hiện thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học, điều độ.

  • Cung cấp đầy đủ, đa dạng chất dinh dưỡng cho cơ thể. không nên ăn quá nhiều, ăn khẩu phần vừa phải, ăn nhiều bữa trong ngày, tạo điều kiện cho dạ dày hoạt động hiệu quả và đảm bảo sức khỏe.
  • Tránh xa các loại thực phẩm cay, chứa nhiều axit
  • Tránh xa rượu bia, các thức uống có chất kích thích

Hạn chế sử dụng thuốc giảm đau

Hạn chế sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm có tác dụng phụ với dạ dày. Uống quá nhiều sẽ khiến dạ dày bị tổn thương dẫn đến viêm loét. Các bạn nên uống theo đơn thuốc của bác sĩ kê để đảm bảo an toàn.

Không căng thẳng, tạo tâm lý thoải mái

  • Tạo môi trường làm việc, môi trường sống thoải mái. Tránh suy nghĩ căng thẳng, tạo tâm lý stress sẽ dễ dẫn đến bệnh đau dạ dày.
  • Có thể tập trung hít thở, thật chậm để giúp giảm đau bụng do bệnh dạ dày gây ra. Nên tập thể dục, yoga, ngồi thiền giúp tinh thần thoải mái, vui vẻ và lạc quan
  • Làm những việc mà mình yêu thích như đi du lịch, đọc sách mà mình yêu thích…

Bệnh đau dạ dày có thể mắc phải ở tất cả giới tính, lứa tuổi. Chúng ta cần nên tìm hiểu để trang bị cho mình những thông tin phòng tránh bệnh.

Hi vọng những thông tin của bài viết có thể giúp bạn giải đáp những thắc mắc về tình trạng đau dạ dày.

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.

Nano Curcumin tư vấn 24/24: 0986300722 - 0942837786

Video: Liquid Nano Curcumin trên đài VTV2 - Nhịp sống Công nghệ

Nano Curcumin OIC - Hỗ Trợ Điều Trị Dạ Dày, Đại Tràng, Hoá Xạ Trị

Nano Curcumin OIC - Dung Dịch Nano Curcumin
Giá sản phẩm: 900.000VNĐ
Tìm hiểu thêm
Lý do nên chọn Nano Curcumin OIC:
  • Hoàn toàn từ thảo dược Việt Nam, phù hợp với cơ địa người Việt Nam, an toàn, lành tính.
  • Hấp thụ đến 99,9% vào mạch máu, tế bào - Tăng khả năng hỗ trợ bệnh hàng nghìn lần.
  • Phù hợp với người bị Viêm dạ dày, Đại tràng, Hành tá tràng, đang trong quá trình Hoá xạ trị
  • Sản phẩm duy nhất có bằng sáng chế độc quyền số: 16095 do Bộ Khoa Học CN cấp.
  • Sản phẩm đạt tiêu chuẩn Quốc Tế, xuất khẩu đi Âu, Mỹ, Đức vv...
  • Với người hấp thu tốt, tác dụng có thể nhận thấy sau 2-3 ngày.

*Sản phẩm không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

10 triệu chứng bệnh đau dạ dày cùng cách phòng ngừa điều trị!
5 (100%) 3 vote[s]