Bạn có thể mua sản phẩm tại đây:
NANO CURCUMIN AN CUNG TRÚC HOÀN TINH DẦU NGẢI
Niêm mạc dạ dày là phần rất quan trọng trong bộ phận tiêu hoá, nếu bị tổn thương cơ thể sẽ chịu nhiều tác động không nhỏ. Khi chúng ta ăn, thức ăn được đưa xuống dạ dày, lớp niêm mạc này sẽ tiết dịch vị chứa enzym và axit chlohydric (có thể diệt vi khuẩn và tạo môi trường thích hợp để các enzym phát huy tác dụng). Chính vì thế việc bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày rất cần thiết và quan trọng.
Nội Dung Chính
- 1 Viêm niêm mạc dạ dày là gì?
- 2 Nguyên nhân gây ra viêm niêm mạc?
- 3 Biểu hiện thường gặp?
- 4 Bài thuốc đông y chữa viêm niêm mạc dạ dày?
- 5 Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày của người Nga?
- 6 Viêm niêm mạc dạ dày có nguy hiểm không?
- 7 Lưu ý khi bị viêm niêm mạc dạ dày:
- 8 Phòng tránh viêm niêm mạc ở trẻ em?
- 9 Xua tan viêm niêm mạc dạ dày đơn giản
Viêm niêm mạc dạ dày là gì?
Viêm niêm mạc dạ dày là tình trạng tổn thương niêm mạc do tác động ngoại sinh hoặc nội sinh gây ra bởi: Ăn uống, vi khuẩn Hp, nhiễm độc, rối loạn miễn dịch, stress do làm việc quá sức hoặc hoá chất vv… Viêm niêm mạc dạ dày được chia ra thành 2 loại, mãn tính và cấp tính.
Nguyên nhân gây ra viêm niêm mạc?
Do ăn uống
Với người thường xuyên ăn uống không hợp lý sẽ rất dễ gây ra viêm niêm mạc dạ dày. Những thói quen này sẽ khiến lớp niêm mạc tổn thương dần, gây đau, viêm loét dạ dày tá tràng. Một số thói quen ăn uống thường gây ra căn bệnh này như sau:
- Người hay ăn quá nhiều chất, đồ cay nóng, lên men lâu ngày.
- Sử dụng thức ăn có chứa nhiều chất béo.
- Sử dụng rượu bia vô tội vạ, hút thuốc lá thường xuyên cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh dạ dày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Do thói quen ăn uống không đúng giờ, ăn không đúng bữa, thường xuyên ăn khuya, vừa nằm vừa ăn, ăn quá no hoặc để bụng quá đói.
- Ăn vội vàng, nhai không kỹ, hoạt động mạnh sau ăn cũng là nguyên nhân gây tổn thương niêm mạc dạ dày.
Do thuốc và hóa chất
Việc sử dụng thuốc giảm đau như; aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin, …), naproxen (Aleve),…); thuốc kháng sinh; thuốc chứa corticoid… cũng đóng góp rất lớn vào việc tổn thương niêm mạc dạ dày.
Không chỉ có vậy, việc tiếp xúc với nhiều hoá chất như acid, bụi kim loại, hoá chất thực phẩm thường ngày cũng làm gia tăng nguy cơ mắc viên niêm mạc dạ dày.
Ngoài ra, ở những người trước đó từng áp dụng phương pháp xạ trị, hóa trị trong điều trị bệnh ung thư cũng có thể gây viêm niêm mạch dạ dày, nguy hiểm hơn có thể dẫn tới viêm loét và xuất huyết dạ dày.
Do nhiễm trùng
Thường thấy nhất là do vi khuẩn Hp (Helicobacter Pylori) gây nên. Yếu tố này chiến tới 2/3 các ca viêm niêm mạc dạ dày hiện nay. Các yếu tố do môi trường sống ô nhiễm, thức ăn không đảm bảo vệ sinh sạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công, hoạt động làm tổn thương lớp niêm mạc dạ dày.
Do tâm lý
Yếu tố tâm lý ảnh hưởng rất lớn tới chức năng hoạt động của dạ dày mà không phải ai cũng biết và chú ý đến. Ở những người thường xuyên lo lắng, stress kéo dài, sợ hãi, áp lực công việc quá nhiều cũng gây ảnh hưởng và dẫn đến các bệnh về dạ dày và khiến cho bệnh ngày càng nghiêm trọng và khó chữa trị hơn.
Do bệnh lý
Các bệnh có liên quan ảnh hưởng tới chức năng dạ dày và gây ra các bệnh viêm niêm mạc dạ dày, viêm loét dạ dày như bệnh tiểu đường, bệnh gan, bệnh trào ngược dịch mật, bệnh suy gan, suy thận,…
Trên đây là các nguyên nhân thường gặp dẫn đến bệnh viêm niêm mạc dạ dày, các bạn cần lưu ý để có biện pháp phòng tránh và khắc phục bệnh hiệu quả.
Biểu hiện thường gặp?
Cảm giác chướng bụng, nặng bụng, ợ hơi, nhức đầu, mặt đỏ cảm giác đắng miệng vào buổi sáng, buồn nôn, nôn, chán ăn, táo lỏng thất thường.
Nóng rát vùng thượng vị: xuất hiện sau hoặc trong khi ăn, dấu hiệu xuất hiện rõ sau khi ăn uống một số thức ăn, thức uống như : bia, rượu, gia vị cay, chua hoặc ngọt. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp nóng rát xuất hiện muộn sau bữa ăn.
Đau vùng thượng vị : Không đau dữ dội, thường chỉ là cảm giác khó chịu, âm ỉ thường xuyên tăng lên sau ăn.
Toàn trạng bệnh nhân có thể gầy đi một chút ít, mệt mỏi, uể oải.
Bài thuốc đông y chữa viêm niêm mạc dạ dày?
Bài 1: Bạch hoa xà thiệt thảo 200g, báu chỉ liên 100g (chữa cả ung thư dạ dày), rửa sạch, đổ ngập nước và đun sôi nhỏ lửa cho lăn tăn 2-3 tiếng, gạn nước uống cả ngày, uống đều 1-2 tuần.
Bài 2: Lạc sống ăn ngày 3 lần, mỗi lần 12 hạt trước bữa ăn, ăn 1-3 tuần. Ăn lạc sẽ tạo được lớp keo bao phủ dạ dày, chất dầu trong lạc sống có tác dụng hạn chế dịch vị và axít gây viêm loét dạ dày, chặn sự lan rộng của tổn thương, thu hẹp và làm lành vết thương.
Bài 3: Quả dừa tươi, 3 quả cho 3 ngày. Khoét nắp cho ít vôi ăn trầu vào, đem đun trên bếp than, lúc nước dừa sôi tràn ra thì để nguội ăn cả cái lẫn nước.
Bài 4: Bồ công anh 1 nắm, hạ khô thảo nửa nắm sắc uống, ngày 3 lần, uống 1/2-1 tháng.
Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày của người Nga?
Vào tháng 12/1999, một tạp chí của Nga đã đăng tải bài viết The Forgotten Hippocrate and treatment plants do một thầy thuốc y học cổ truyền tên GI Glubokog biên soạn. Trong đó có nêu một phương pháp chữa lỵ, tiêu chảy, tả, viêm ruột thừa được chứng nhận hiệu quả và đã được cấp bằng sáng chế.
Ông dùng một loại nguyên liệu duy nhất là vỏ lựu khô, các triệu chứng của nhiễm trùng dạ dày và đường ruột sẽ nhanh chóng bị loại bỏ.
I. Nguyên liệu:
10-12g vỏ lựu phơi khô
200ml nước sôi
II. Thực hiện:
Bước 1: Vỏ lựu phơi khô cho vào ly nước sôi đã chuẩn bị sẵn.
Bước 2: Dùng nắp đậy kín.
Bước 3: Để yên hỗn hợp trong vòng 25-30 phút. Vậy là bạn đã hoàn thành xong công thức nước trị các căn bệnh về đường tiêu hóa, dạ dày.
III. Cách sử dụng
1. Cách sử dụng khi bị kiết lỵ, tiêu chảy, sốt thương hàn, dịch tả, viêm ruột thừa cấp tính
Sau 25-30 phút ngâm, bạn hãy uống nửa ly nước (100ml). Sau 10 phút, nếu các triệu chứng thuyên giảm, chứng tỏ công thức này đã phát huy tác dụng và bạn không cần phải uống nữa. Tuy nhiên, nếu chưa bớt, bạn hãy tiếp tục uống nửa ly nước còn lại sau 3 giờ. Bạn sẽ cảm nhận được kết quả sau 5 tiếng uống loại nước này.
2. Cách sử dụng để chữa viêm loét dạ dày, loét ruột non và viêm đại tràng
Bạn lấy nửa ly nước (100ml) chia thành 4 phần bằng nhau, mỗi phần 25ml, uống lần đầu tiên vào buổi sáng lúc bụng đói, tương tự áp dụng vào trưa, chiều và tối trước khi đi ngủ.
Để hiệu quả, hãy uống nước này mỗi ngày, chỉ trong 7 ngày các triệu chứng viêm loét dạ dày, ruột non, đại tràng sẽ lành hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu muốn tiếp tục điều trị, bạn có thể thực hiện theo liệu trình 1 tuần uống, 1 tuần nghỉ.
Viêm niêm mạc dạ dày có nguy hiểm không?
Bệnh viêm niêm mạc dạ dày cấp tính nếu được điều trị sớm sẽ được chữa khỏi nhanh chóng và không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu để bệnh dây dưa kéo dài và tiến triển sang thể mạn tính có thể khiến niêm mạc dạ dày biến đổi từ viêm phì đại sang viêm teo, từ viêm niêm mạc dạ dày chuyển sang loét dạ dày gây mất máu, thiếu máu ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng người bệnh.
Ngoài ra, bệnh viêm niêm mạc dạ dày còn có thể phát triển phức tạp dẫn đến viêm quanh dạ dày – tá tràng, viêm túi mật, viêm tụy hoặc nguy hiểm nhất là căn bệnh ung thư dạ dày.
Do đó, khi phát hiện các dấu hiệu của căn bệnh này, người bệnh nên đến bệnh viên để được điều trị ngay lập tức. Các bác sĩ sẽ khám và chẩn đoán bệnh nhân đang mắc bệnh viêm niêm mạc dạ dày ở thể viêm cáp tính hay mạn tính mà có phương pháp điều trị phù hợp.
Lưu ý khi bị viêm niêm mạc dạ dày:
– Ăn chín với đồ dùng cá nhân chén bát riêng, ăn thức ăn dễ tiêu, giảm mỡ béo. Kỵ ăn chua, cay, ăn thức ăn nguội hoặc quá nóng và đồ khô rắn, khi ăn phải nhai chậm, nhai kỹ. Ăn đúng giờ, tránh để đói hoặc no quá.
– Kiêng rượu, bia, cà phê, thuốc lá, giảm stress… tránh thức uống ảnh hưởng dạ dày như thuốc vitamin C, axit folic điều trị thiếu máu, các thuốc dạng sủi bọt, thuốc giảm đau kháng viêm và corticoide.
– Chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức.
– Phải dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, uống thuốc phải đủ liều lượng, đủ thời gian, không được thấy hết đau tự ý ngưng thuốc.
– Sau khi ngưng thuốc hai tuần kiểm tra lại vi khuẩn HP đã hết chưa. Khi vi khuẩn âm tính, tức không còn trong dạ dày, mới chắc chắn khỏi bệnh.
Phòng tránh viêm niêm mạc ở trẻ em?
TS.BS Nguyễn Thị Út – khoa Tiêu hóa (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, việc trẻ mắc bệnh viêm dạ dày chủ yếu là do nhiễm Helicobacter pylori. “Việc trẻ vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại tạo thói quen xấu cho trẻ làm trẻ mất tập trung khi ăn, ăn phải có điều kiện kèm theo. Trẻ không tập trung vào bữa ăn, làm giảm tiết dịch dạ dày ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá thức ăn”.
Cùng quan điểm trên, Ths.BS Vũ Thị Thúy Lan – phụ trách phòng khám Cây Thông Xanh (Hà Nội) cho rằng, việc vừa cho trẻ ăn, vừa xem ti vi, điện thoại là sai lầm phổ biến nhất mà nhiều phụ huynh gặp phải hiện nay.
“Nhiều người cứ nghĩ làm như vậy trẻ ăn được nhiều là tốt, nhưng đó là quan điểm hoàn toàn sai lầm vì khi trẻ vừa ăn, vừa xem trẻ sẽ như một cái máy chỉ biết há miệng và nuốt thức ăn mà không biết món ăn đó có ngon hay không, vị giác không cảm nhận được và như vậy việc hấp thu, tiêu hóa sẽ gặp vấn đề và kết quả là dù trẻ ăn được nhiều nhưng vẫn chậm tăng cân, thậm chí nguy cơ mắc cả bệnh dạ dày”, BS Lan cho biết.
Xua tan viêm niêm mạc dạ dày đơn giản
Nếu quý vị đang bị viêm niêm mạc dạ dày thì nên sử dụng sản phẩm hỗ trợ, chống oxy hoá, tăng cường làm lành các tổn thương niêm mạc dạ dày. Sản phẩm tốt trong số đó chính là Nano Curcumin của OIC, đây là sản phẩm thực sự Nano, mang lại hiệu quả cao, nhanh phục hồi tổn thương niêm mạc dạ dày. Giúp quý vị an tâm hơn trong công việc cũng như sinh hoạt thường ngày.
Xem thêm: Nano Curcumin xua tan nỗi lo viêm loét dạ dày!
Nano Curcumin tư vấn 24/24: 0986300722 - 0942837786Video: Liquid Nano Curcumin trên đài VTV2 - Nhịp sống Công nghệ
Nano Curcumin OIC - Hỗ Trợ Điều Trị Dạ Dày, Đại Tràng, Hoá Xạ Trị
- Hoàn toàn từ thảo dược Việt Nam, phù hợp với cơ địa người Việt Nam, an toàn, lành tính.
- Hấp thụ đến 99,9% vào mạch máu, tế bào - Tăng khả năng hỗ trợ bệnh hàng nghìn lần.
- Phù hợp với người bị Viêm dạ dày, Đại tràng, Hành tá tràng, đang trong quá trình Hoá xạ trị
- Sản phẩm duy nhất có bằng sáng chế độc quyền số: 16095 do Bộ Khoa Học CN cấp.
- Sản phẩm đạt tiêu chuẩn Quốc Tế, xuất khẩu đi Âu, Mỹ, Đức vv...
- Với người hấp thu tốt, tác dụng có thể nhận thấy sau 2-3 ngày.
*Sản phẩm không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.