Bạn có thể mua sản phẩm tại đây:

NANO CURCUMIN AN CUNG TRÚC HOÀN TINH DẦU NGẢI

Trong gần 30 chục năm trở lại đây, đã xuất hiện thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng ngày càng nhiều, ngày càng hiệu quả hơn. Nhờ đó mà quan điểm và phương pháp điều trị đã thay đổi hẳn, từ một bệnh chủ yếu điều trị bằng ngoại khoa, đã trở thành một bệnh chủ yếu điều trị bằng nội khoa.

Có thể nói, đây là một bước ngoặt, một tiến bộ rất lớn trong điều trị loét dạ dày tá tràng. Những trường hợp loét dạ dày tá tràng phải mổ ngày càng ít dần đi, chỉ dành cho những trường hợp loét có biến chứng như chảy máu, thủng hay hẹp môn vị. Chúng ta hy vọng rằng, ngay cả những trường hợp có biến chứng này trong tương lai sẽ ngày càng ít đi và tiến tới không còn nữa, nếu bệnh loét được phát hiện sớm, điều trị kịp thời bằng những thuốc đầy hiệu quả như ngày nay.

thuốc điều trị viêm loét dạ dày
Top #5 loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày theo bệnh viện Bạch Mai!

Tính hiệu quả cao của những thuốc đó, cộng thêm sự hiểu biết ngày càng sâu hơn về vi khuẩn Helicobacter Pylory (H.P), nguyên nhân chính gây nên viêm loét dạ dày, sẽ làm cho hiệu quả điều trị nội khoa bệnh loét đạt đến đỉnh cao ngoài sức tưởng tượng. Biện pháp phẫu thuật chỉ còn để dàng cho những trường hợp rất hãn hữu, ngoại lệ mà thôi. Có thể nói, với sự xuất hiện của thuốc cimetidin đầu tiên, đã mở ra một thời đại mới trong điều trị hết sức hiệu quả bệnh loét dạ dày tá tràng, chẳng khác nào sự xuất hiện của Penicilline, đã mở ra một kỷ nguyên mới của kháng sinh điều trị các bệnh nhiễm trùng.

Nếu kể tên các biệt dược thuốc chống viêm loét thì rất nhiều, không sao kể hết. Tuy nhiên, chúng có thể được xếp vào các nhóm 5 loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày dưới đây:

I. Các thuốc chống acide chlorhydrique:

Chúng trung hòa ion H của HCL, làm cho pH tăng trên 3, đặc biệt làm thay đổi tính acide (khả năng gây loét) trong khi pH không thay đổi nhiều, khả năng này gọi là khả năng đệm.

Có hai loại thuốc chống acide:

1. Thuốc chống acide ion (-) (anion) tác dụng trung hòa nhanh, mạnh nhưng không có khả năng đệm. Ví dụ; Cacbonate Canxi, Natri, Cacbonate monosodique vv… Hiện nay ít dùng trong các trường hợp viêm cấp, hoặc rối loạn cơ năng dạ dày, chỉ dùng trong 1 hoặc 2 ngày.

2. Thuốc chống acide ion (+) (cation): Các thuốc này có khả năng đệm tốt. Đó là các muối của Aluminium (Phosphate, Trisilicate, Hydroxyde), ví dụ: Maalox, Polisilane gel, Phossphalugel, Gasterine, Barudon… Trong Barudon có chứa Hydroxyde, Aluminium, Magnesium, và oxthazaine,  oxthazaine có tác dụng làm tê tại chỗ như Lidocaine nhưng mạnh hơn, an toàn hơn. Loại thuốc này cần uống nhiều lần trong ngày để duy trì pH luôn luôn trên 3 – 3,5 dùng sau khi ăn, không được dùng trước ăn, sẽ gây tác dụng ngược lại. Các thuốc này có tác dụng ngăn cản hấp thụ các thuốc khác, do đó thuốc thứ 2 phải uống sau thuốc chống acide ít nhất 2 giờ.

Xem thêm: Nano Curcumin!

II. Các thuốc tạo màng bọc:

Những thuốc này có khả năng kết dính với dịch nhày dạ dày thành một màng bao bọc niêm mạc dạ dày và đáy ổ loét, tuy nhiên chúng cũng có tác dụng trung hòa acid, nhưng yếu hơn thuốc chống acid, đó là:

Silicate Al (Kaolin, smecta)

Silicate Mg (gastropulgite…)

Bismuth: Subcitrate Bismuth (Trymo) hay CBS.

Ngoài tác dụng tạo màng bọc, nó còn có tác dụng diệt H.P.

Liều lượng: 120mg/lần x 4 lần/ngày, dùng trong 30 ngày, sau đó phải dừng.

Sucralfatre (Ulcar, Keal, Sucrate gel, Sucrabest…): Đó là muối Aluminium của Sucrose octa sulfat. Khả năng gắn với protein của dịch nhày rất chắc, không bị mật phá hủy, ngăn chặn tái hấp thu H+ và kích thích sản xuất prostaglandine, do đó được dùng nhiều hơn.

Liều lượng: 1gr/lần x 3, 4 lần/ngày, dùng trước khi ăn.

prostaglandine: chỉ dùng loại prostaglandine E1 và E2, chúng có các tác dụng như:

  • Chống bài tiết acide: không mạnh.
  • Kích thích tiết nhày và bicacbonate, tăng dòng máu đến dạ dày.
  • Người ta ít dùng prostaglandine trong điều trị loét, mà hay dùng đề phòng loét dạ dày tá tràng khi dùng thuốc chống viêm không Steroide hoặc Aspirine.

Biệt dược: Misoprostol (Cytotec), Enprostol

Liều lượng:

  • 200 mg/lần x 4 lần/ngày hoặc
  • 400 mg/lần x 2 lần/ngày trong khi ăn và trước khi ngủ.

III. Các thuốc chống bài tiết ức chế thụ thể H2:

Cimetidin (Cimet, Tagamet) đưa vào thị trường đầu tiên vào năm 1978, đến nay đã có nhiều thế hệ thuộc nhóm thuốc này, những thế hệ thuốc càng về sau, tác dụng càng mạnh hơn, tác dụng phụ càng ít hơn, do đó liều lượng dùng cũng ít hơn.

Liều lượng và cách dùng thuốc chống H2

Ghi chú: Coca thuốc trên đây, ngoài tác dụng điều trị loét còn dùng điều trị chứng trào ngược, tăng acide hoặc để dự phòng loét tái phát.

Famotidine có nhiều tên gọi khác nhau: Servipep, Quamatel…

IV. các thuốc ức chế bơm proton:

ức chế men H+/K+ ATPase làm cho tế bào bìa không bơm H+ ra ngoài, nghĩa là không còn tiết dịch HCL nữa. Trong nhóm này có nhiều biệt dược khác nhau:

Lanzoprazole (Lanzor, Ogast, Prevacide…); Omeprazole (Omeprazole, Mopral, Zoltum, Losec…); Pantoprazole (Pantoprazole, Eupantol, Inipomp…); Rabeprazole (Pariet…); Esomeprazole (Inexium, Nexium, Leziole)Dược động học của một số thuốcLiều lượng và cách dùng

Ghi chú:

  • Ngoài tác dụng chống loét, các thuốc trên còn được dùng trong chứng trào ngược dạ dày thực quản, rất có tác dụng.
  • Coca thuốc trên còn dùng điều trị diệt HP, thường phối hợp với Amoxicilline, Clarithromycine và Metronidazole.

V. Các thuốc khác:

Mucosta hoặc Rebamipide là một hợp chất được lựa chọn từ các chất tương tự Amino acide của 2 (aH) – Quinolone. Nó có tác dụng kích thích niêm mạc dạ dày tiết ra Prostaglandine, cải thiện chất lượng của chất nhày dạ dày bằng cách làm tăng thành phần Glycoprotein, ức chế sự bám dính của HP vào niêm mạc dạ dày, ức chế bạch cầu trung tính sản sinh Cytokine, ức chế sản xuất các Interleukine 8… Do đó, nó có tác dụng làm lành ổ loét, ngăn ngừa loét tái phát, đồng thời làm giảm triệu chứng viêm của các đợt viêm dạ dày cấp từ viêm dạ dày mạn, ngăn ngừa loét dạ dày tá tràng do các thuốc chống viêm không Steroide.

Có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc ức chế H2 hoặc thuốc chống acide, thuốc tạo màng bọc.

Liều lượng: Viên nén 100mg x 3 lần/ngày.

Thuốc hầu như không có tác dụng phụ

Selbex trong đó chứa Teprenone có tác dụng kích thích dạ dày tiết chất nhày. Thực nghiệm trên chuột cho uống Ethalol sau khi đã được dùng Selbex và không dùng Selbex ở 2 nhóm chuột, nhóm được dùng Selbex trước thì tổn thương dạ dày không đáng kể so với nhóm không được dùng Selbex có tổn thương ở niêm mạc dạ dày rất rõ. Nó được sử dụng phối hợp với các thuốc dạ dày khác để làm tăng tỷ lệ liền sẹo và liền sẹo nhanh hơn, làm giảm đáng kể tỷ lệ loét tái phát, làm giảm các tổn thương viêm dạ dày cấp. Thuốc có rất ít tác dụng phụ.

Liều lượng: Mỗi viên nang chứa 50 mg Teprenone, uống 3 viên/ngày sau mỗi bữa ăn. Không nên dùng cho trẻ em và phụ nữ có thai vì chưa có thông tin đầy đủ.

Sử dụng Nano Curcumin?

Ngoài các thuốc trên thì có thể sử dụng Nano Curcumin như một liệu pháp hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày. Rất nhiều bệnh nhân sử dụng đã có chuyển biến tích cực. Trong thời gian qua, nano curcumin cũng đã được đông đảo bệnh nhân đón nhận, sử dụng. Sự tin tưởng cũng như đông đảo bệnh nhân sử dụng chính là khẳng định cho chất lượng và thành công trong việc hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày, viêm loét dạ dày, ta tràng, hành ta tràng của Nano Curcumin.

GS. TS. Nguyễn Khánh Trạch/bachmai.gov.vn

Nano Curcumin tư vấn 24/24: 0986300722 - 0942837786

Video: Liquid Nano Curcumin trên đài VTV2 - Nhịp sống Công nghệ

Nano Curcumin OIC - Hỗ Trợ Điều Trị Dạ Dày, Đại Tràng, Hoá Xạ Trị

Nano Curcumin OIC - Dung Dịch Nano Curcumin
Giá sản phẩm: 900.000VNĐ
Tìm hiểu thêm
Lý do nên chọn Nano Curcumin OIC:
  • Hoàn toàn từ thảo dược Việt Nam, phù hợp với cơ địa người Việt Nam, an toàn, lành tính.
  • Hấp thụ đến 99,9% vào mạch máu, tế bào - Tăng khả năng hỗ trợ bệnh hàng nghìn lần.
  • Phù hợp với người bị Viêm dạ dày, Đại tràng, Hành tá tràng, đang trong quá trình Hoá xạ trị
  • Sản phẩm duy nhất có bằng sáng chế độc quyền số: 16095 do Bộ Khoa Học CN cấp.
  • Sản phẩm đạt tiêu chuẩn Quốc Tế, xuất khẩu đi Âu, Mỹ, Đức vv...
  • Với người hấp thu tốt, tác dụng có thể nhận thấy sau 2-3 ngày.

*Sản phẩm không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Top #5 loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày theo bệnh viện Bạch Mai!
5 (100%) 3 vote[s]